Tư vấn xác nhận cha, mẹ, con 5025 Lượt xem

Thủ tục nhận cha, mẹ, con

Mặt khác, một khi lớn lên người con cũng muốn biết cha mình là ai, bởi là người ai cũng muốn biết cội nguồn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp việc nhận cha cho con không hề đơn giản. Để khẳng định hai người có quan hệ tình dục sinh ra đứa trẻ thì cần thu thập, xem xét, đánh giá chứng cứ.

Từ xưa đến nay, việc nam nữ quan hệ ngoài hôn nhân hoặc trước hôn nhân và để lại hậu quả có con ngoài ý muốn là vấn đề xã hội phổ biến và tương đối phức tạp... 

Đa phần các vụ việc nhận cha cho con bắt nguồn từ việc người đàn ông ngoại tình. Do rất nhiều nguyên nhân, thông thường người mẹ có xu hướng muốn nhận cha cho con. Mặt khác, một khi lớn lên người con cũng muốn biết cha mình là ai, bởi là người ai cũng muốn biết cội nguồn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp việc nhận cha cho con không hề đơn giản. Để khẳng định hai người có quan hệ tình dục sinh ra đứa trẻ thì cần thu thập, xem xét, đánh giá chứng cứ.

Thủ tục nhận cha, mẹ, con

Là người ai cũng muốn biết cội nguồn

Khác với các giao dịch dân sự bình thường, khi các bên có thể tiến hành công khai, giấy trắng mực đen, thậm chí có người làm chứng thì quan hệ tình dục nam nữ thông thường chỉ người trong cuộc mới có thể biết.

Trong trường hợp này, tòa án căn cứ lời khai và các chứng cứ khác để chứng minh họ có quan hệ tình cảm như thư từ, email, hình ảnh… Tuy nhiên, thật khó có căn cứ để khẳng định từ quan hệ tình dục hai người đã sinh ra đứa bé.

Một khi người cha sau khi không muốn "gánh" trách nhiệm của mình thì phải sử dụng kết quả giám định khác để làm căn cứ xét xử. Nhưng ngay cả biện pháp xét nghiệm ADN với chi phí không nhỏ, nếu người cha không hợp tác, thì người mẹ thường ngậm ngùi ôm con về buông xuôi phó mặc số phận, chấp nhận con mình không có cha...

Muôn vàn gian nan như vậy, thế nhưng một khi người mẹ đã làm xong thủ tục nhận cha cho con cũng khó có thể cho con mình một người cha 'đoàng hoàng". Tên cha được cải chính trong giấy khai sinh, nhưng tình phu tử, nghĩa nuôi dưỡng, sự quan tâm, yêu thương với tư cách là một người cha thực sự thì hầu như không dễ gì có được...

Hãy đến Công ty luật Thái An, nơi có luật sư kinh nghiệm sẽ tư vấn cho Quý khách hàng thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con một cách nhanh chóng, hiệu quả!

Công ty luật Thái An tư vấn thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con

1. Căn cứ pháp lý

+ Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000;

+ Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 03 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;

+ Thông tư số 08.a/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ sử dụng số, biểu mẫu hộ tịch;

+ Thông tư số 22/2013/TT- BTP ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.

2. Trình tự thực hiện việc nhận cha, mẹ, con

+ Bước 1: Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
+ Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ:
* Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ: công chức tiếp nhận hồ sơ in phiếu hẹn trả hồ sơ, biên lai thu lệ phí giao cho người nộp.
* Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn bằng văn bản để tổ chức bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
+ Bước 3:
a. Trách nhiệm Sở Tư pháp nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ, niêm yết việc nhận cha mẹ con tại trụ sở Sở Tư pháp trong bảy (07) ngày liên tục ngay sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, đồng thời có công văn đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con niêm yết việc xin nhận cha, mẹ, con;

b. Trách nhiệm Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết việc nhận cha, mẹ, con trong thời gian bảy (07) ngày liên tục tại trụ sở Ủy ban nhân dân ngay sau khi nhận được công văn yêu cầu của Sở Tư pháp. Nếu có khiếu nại, tố cáo về việc nhận cha, mẹ, con, Ủy ban nhân dân cấp xã phải gửi văn bản báo cáo ngay Sở Tư pháp.

c. Sở Tư pháp thực hiện xác minh trong trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo về việc nhận cha, mẹ, con hoặc có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của các bên cha, mẹ, con hoặc giấy tờ trong hồ sơ.

Giám đốc Sở Tư pháp ký quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con nếu xét thấy người nhận cha, mẹ, con có đủ điều kiện nhận cha, mẹ, con. Trường hợp từ chối công nhận việc nhận cha, mẹ, con, Sở Tư pháp thông báo cho người có yêu cầu, trong đó nêu rõ lý do từ chối.

+ Bước 4: Trả kết quả và tổ chức lễ trao Quyết định

a. Cá nhân căn cứ vào ngày hẹn trên Biên nhận đến nhận kết quả giải quyết tại Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Sở Tư pháp.
b. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Giám đốc Sở Tư pháp ký Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con, trừ trường hợp có lý do chính đáng mà các bên có yêu cầu khác về thời gian, Sở Tư pháp thực hiện trao Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Khi trao Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con bên nhận và bên được nhận phải có mặt.

3. Thực hiện thế nào?

Nộp và nhận kết quả trực tiếp tại Sở Tư pháp

- Thành phần, số lượng hồ sơ

a. Thành phần hồ sơ:

- Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con (theo mẫu);

- Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân như Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế như Giấy thông hành hoặc Thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài);

- Bản sao Giấy khai sinh của người được nhận là con trong trường hợp xin nhận con; của người được nhận là cha, mẹ trong trường hợp xin nhận cha, mẹ;

- Căn cứ chứng minh quan hệ cha, con hoặc mẹ, con (nếu có);

- Bản sao Sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), bản sao Thẻ thường trú (đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam) của người được nhận là cha, mẹ, con

b. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

4. Thời hạn giải quyết việc nhận cha, mẹ, con

Không quá 25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí. Trong trường hợp cần xác minh thì thời hạn này có thể kéo dài không quá 10 ngày làm việc.

Lưu ý:

+ Việc nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau mà ít nhất một bên thường trú tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định này chỉ được thực hiện, nếu bên nhận và bên được nhận còn sống vào thời điểm nộp hồ sơ, việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp về việc nhận cha, mẹ, con.

+ Trong trường hợp người được nhận là con chưa thành niên thì phải có sự đồng ý của người đang là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự. Nếu con chưa thành niên từ đủ chín tuổi trở lên thì việc nhận cha, mẹ, con phải có sự đồng ý của người con đó.

+ Con đã thành niên nhận cha không phải có sự đồng ý của mẹ, nhận mẹ không phải có sự đồng ý của cha.

+ Trường hợp con chưa thành niên nhận cha thì mẹ làm thủ tục nhận cha cho con, nhận mẹ thì cha làm thủ tục cho con. Trường hợp con chưa thành niên nhận cha mà người mẹ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc nhận mẹ mà người cha đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự thì người giám hộ làm thủ tục nhận cha hoặc nhận mẹ cho con.

Liên hệ ngay để được sử dụng dịch vụ luật sư hôn nhân gia đình tốt nhất!

CÔNG TY LUẬT THÁI AN
 Đối tác pháp lý tin cậy

TƯ VẤN

Nếu bạn cần được tư vấn hãy gọi 1900633725

Nếu bạn yêu cầu dịch vụ, hãy gọi
1900633725

Hoặc viết thư tới
contact@luatthaian.vn

Khách hàng

  Gọi 1900633725
Chat ZALO