Hỏi đáp luật Hình sự 4120 Lượt xem

Phân biệt tạm giam với tạm giữ

Tạm giam và tạm giữ khác nhau như thế nào? Hãy cùng công ty Luật Thái An tìm hiểu về vấn đề này:

Tóm tắt câu hỏi: Kính chào luật sư của Công ty Luật Thái An, hiện tại tôi đang có vấn đề thắc mắc muốn nhận được sự giải đáp của luật sư như sau: Tôi thường nghe thấy 2 khái niệm về tạm giam và tạm giữ trong tố tụng hình sự nhưng đến nay tôi vẫn chưa hiểu rõ về hai khái niệm này, khi nào thì áp dụng biện pháp tạm giam, khi nào thì áp dụng biện pháp tạm giữ, chúng có giống nhau không, rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Thái An. Với vấn đề của bạn, chúng tôi xin được phân biệt hai khái niệm này như sau:

Tiêu chí

Tạm giam

Tạm giữ

Khái niệm

- Là một biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự.

 

- Là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự và biện pháp ngăn chặn, bảo đảm xử lý vi phạm hành chính.

 

Điều kiện áp dụng

- Áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng; nếu phạm tội nghiêm trọng, ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra (Khoản 1 Điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự).

 

- Áp dụng đối với những người bị bắt khẩn cấp, người phạm tội quả tang, người tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã (Khoản 1 Điều 86).

 

Thẩm quyền

-Viện trưởng, phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự các cấp.

-Chánh án, Phó chánh án tòa án nhân dân và Tòa án cấp quân sự các cấp.

-Thẩm phán giữ chức vụ Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử;

-Thủ trưởng, Phó thủ trương Cơ quan điều tra các cấp. Trong trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành ( Điều 80 BLTTHS).

 

Những người sau đây có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ:

a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;

b) Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới;

c) Người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.

d) Chỉ huy trưởng vùng Cảnh sát biiển (Điều 86 BLTTHS 2003) 

 

Thời hạn áp dụng

- Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 3 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 4 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (khoản 1 Điều 120).

- Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần có thời gian dài hơn cho việc điều tra, cơ quan điều tra trình văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn. 

 

+ Thời hạn tạm giữ không được quá 3 ngày, kể từ khi cơ quan điều tra nhận người bị bắt.

+ Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ, nhưng không quá 3 ngày.

+ Trong trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 3 ngày.

 

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về trường hợp của bạn. Hi vọng với những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề. Cảm ơn bạn đã lựa chọn dịch vụ của công ty chúng tôi. Trong quá trình giải quyết vụ việc, nếu có vấn đề gì thắc mắc hãy liên hệ lại với chúng tôi để được giải đáp. Công ty Luật Thái An

Đối tác pháp lý đang tin cậy

 

 

 

TƯ VẤN

Nếu bạn cần được tư vấn hãy gọi 1900633725

Nếu bạn yêu cầu dịch vụ, hãy gọi
1900633725

Hoặc viết thư tới
contact@luatthaian.vn

Khách hàng

  Gọi 1900633725
Chat ZALO