Ở nước ta hiện nay hợp tác xã đang có xu hướng phát triển mạnh theo hướng nâng cao hiệu quả và hoạt động đa dạng ngành nghề, có sự đổi mới, sáng tạo nhằm đáp ứng với yêu cầu của thị trường. Tuy nhiên, trong nền kinh tế với sự cạnh tranh gắt gao giữa các chủ thể kinh doanh, có không ít hợp tác xã không đáp ứng được yêu cầu của thị trường dẫn đến phải giải thể.
Việc giải thể hợp tác xã là một việc khá phức tạp, thường cần đến sự tư vấn, trợ giúp pháp lý mới có thể thực hiện chính xác, nhanh gọn được. Hiểu được điều này, Công ty Luật Thái An cung cấp dịch vụ giải thể hợp tác xã.
1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh việc giải thể hợp tác xã
- Luật Hợp tác xã năm 2012;
- Nghị định số: 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã;
2. Các trường hợp giải thể hợp tác xã
Giải thể hợp tác xã là việc chấm dứt sự tồn tại của hợp tác xã khi có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 54 Luật Hợp tác xã năm 2012, giải thể hợp tác xã gồm hai trường hợp:
- Giải thể tự nguyện: Hợp tác xã giải thể tự nguyện trong trường hợp Đại hội thành viên quyết định việc tự nguyện giải thể hợp tác xã
- Giải thể bắt buộc: Ủy ban nhân dân cùng cấp với cơ quan nhà nước đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã ra quyết định giải thể bắt buộc đối với hợp tác xã thuộc một trong các trường hợp sau:
- Hợp tác xã không hoạt động trong 12 tháng liên tục;
- Hợp tác xã không đảm bảo đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Hợp tác xã trong 12 tháng liên tục;
- Hợp tác xã không tổ chức được đại hội thành viên thường niên trong 18 tháng liên tục mà không có lý do;
- Hợp tác xã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký;
- Hợp tác xã bị giải thể theo quyết định của Tòa án.
3. Trình tự, thủ tục giải thể hợp tác xã
3.1 Giải thể hợp tác xã tự nguyện
Trình tự giải thể tự nguyện hợp tác xã bao gồm các bước sau:
Bước 1: Tiến hành họp Đại hội thành viên, ra quyết định về việc giải thể tự nguyện hợp tác xã.
Bước 2: Đại hội thành viên thành lập Hội đồng giải thể hợp tác xã bao gồm các thành phần: đại diện hội đồng quản trị, ban kiểm soát (hoặc kiểm soát viên), ban điều hành, đại diện của thành viên.
Bước 3: Trong vòng 60 ngày kể từ ngày đại hội thành viên ra nghị quyết giải thể tự nguyện, hội đồng giải thể có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
- Thông báo về việc giải thể tới cơ quan nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã; đăng báo địa phương nơi hợp tác xã hoạt động trong 03 số liên tiếp về việc hợp tác xã giải thể;
- Thông báo tới các tổ chức, cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã về việc thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng; xử lý tài sản và vốn của hợp tác xã.
- Hồ sơ giải thể tự nguyện bao gồm:
- Thông báo về việc giải thể hợp tác xã
- Nghị quyết của đại hội thành viên về việc giải thể hợp tác xã;
- Biên bản hoàn thành việc giải thể hợp tác xã;
- Giấy xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành nghĩa vụ thuế của hợp tác xã;
- Giấy xác nhận của cơ quan công an về việc hủy con dấu của hợp tác xã;
- Giấy xác nhận của cơ quan đăng ký hợp tác xã về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã;
- Giấy biên nhận của cơ quan thông tin đại chúng về việc nhận đăng thông báo về việc giải thể hợp tác xã hoặc bản in 03 số báo liên tiếp đã đăng thông báo về việc giải thể hợp tác xã.
Hồ sơ giải thể được gửi cho cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính.
3.2 Giải thể bắt buộc hợp tác xã
Trình tự giải thể bắt buộc hợp tác xã bao gồm các bước sau:
Bước 1: Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã lập và trình hồ sơ giải thể bắt buộc cho UBND cùng cấp
Bước 2: UBND ra quyết định giải thể và thành lập hội đồng giải thể. Thành phần của hội đồng giải thể bao gồm: Chủ tịch hội đồng giải thể là đại diện của UBND; ủy viên trường trực là đại diện cơ quan nhà nước đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã; ủy viên khác là đại diện cơ quan nhà nước chuyên ngành cùng cấp; UBND xã, phường, thị trấn nơi hợp tác xã đóng trụ sở; hội đồng quản trị; ban kiểm soát (hoặc kiểm soát viên).
Bước 3: Trong vòng 60 ngày kể từ ngày có quyết định giải thể bắt buộc, hội đồng giải thể có trách nhiệm thực hiện các công việc:
- Đăng báo địa phương nơi hợp tác xã đã đăng ký trong 03 số liên tiếp về quyết định giải thể bắt buộc;
- Thông báo tới các tổ chức, cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã về việc thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng; xử lý tài sản và vốn của hợp tác xã.
- Hồ sơ giải thể bắt buộc hợp tác xã bao gồm:
- Quyết định giải thể bắt buộc hợp tác xã;
- Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ giải thể, cơ quan đăng ký hợp tác xã xem xét hò sơ, nếu xét thấy đủ điều kiện thì xóa tên hợp tác xã trong sổ đăng ký, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã và ra thông báo về việc giải thể hợp tác xã.
4. Dịch vụ giải thể hợp tác xã của Công ty Luật Thái An
Công ty Luật Thái An cung cấp dịch vụ giải thể hợp tác xã như sau:
- Tư vấn cho khác hàng về điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ giải thể hợp tác xã;
- Hướng dẫn khác hàng cung cấp thông tin, tài liệu liên quan để tiến hành giải thể hợp tác xã;
- Soạn thảo hồ sơ pháp lý cho khách hàng theo quy định của pháp luật;
- Thay mặt hợp tác xã tiến hành các thủ tục với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Theo dõi việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Hỗ trợ giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình giải thể hợp tác xã.
Với đội ngũ Luật sư dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi cam kết đem đến cho khách hàng dịch vụ giải thể hợp tác xã trong thời gian ngắn với mức chi phí hợp lý nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ pháp lý kịp thời!
Bạn cũng có thể xem Trang tạm dừng kinh doanh, giải thể công ty để có thêm rất nhiều thông tin bổ ích.
CÔNG TY LUẬT THÁI AN
Đối tác pháp lý tin cậy