Tư vấn luật dân sự 3608 Lượt xem

Tư vấn quyền chuyển đổi giới tính

Bộ luật Dân sự năm 2015 có điểm mới nổi bật về chế định quyền nhân thân một trong số đó là quyền chuyển đổi giới tính. Để giúp bạn đọc hiểu rõ về nội dung của quyền chuyển đổi giới tính được quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015 Công ty Luật Thái An có bài viết liên quan đến quyền chuyển đổi giới tính.

1. Các khái niệm liên quan đến quyền chuyển đổi giới tính

Người đổi giới tính được hiểu là có thể được hiểu dưới các góc độ khác nhau nhưng cũng cần phải thỏa mãn các dấu hiệu như sau: 

  • Thủ tục y khoa được hiểu là: Tiến hành xét nghiệm, kiểm tra, phẫu thuật, sử dụng nội tiết tố…. để thay đổi hình dạng theo đúng với giới tính mà mình mong muốn.
  • Thủ tục pháp lý được hiểu là việc tiến hành thay đổi trên giấy tờ nhân thân và các giấy tờ liên quan tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm xác nhận một sự kiện pháp lý thay đổi giới tính của họ.

2. Điều kiện để được chuyển đổi giới tính

Theo quy định hiện hành tại Bộ luật Dân sự năm 2015 thì không quy định các điều kiện để được chuyển đổi giới tính. Hiện nay, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đang tiến hành xây dựng “Luật chuyển đổi giới tính”.

Vì lý do trên mà bài viết xin đi vào phân tích về điều kiện chuyển đổi giới tính dựa trên pháp luật của các nước đã chấp nhận chuyển đổi giới tính và ý kiến cá nhân của tác giả:

2.1 Các trường hợp được chuyển đổi giới tính

Chuyển đổi giới tính là quyền của cá nhân tuy nhiên quyền này phải kèm theo những điều kiện nhất định. Đặt tương quan Điều 37 cạnh Điều 36 thì chúng ta thấy được những rõ hơn những trường hợp được chuyển đổi giới tính. Điều 36 Bộ luật Dân sự quy định rằng về trường hợp được xác định lại giới tính là:

  • Khuyết tật bẩm sinh về giới được hiểu là khi sinh ra có những bất thường ở bộ phận sinh dục
  • Giới tính chưa được định hình chính xác đó là trường hợp xét trên cả tiêu chí nhiễm sắc thể và bộ phận sinh dục đều không xác định được là nam hay nữ.

Như vậy, nên một cá nhân rơi vào hai trường hợp trên thì có quyền xác định lại giới tính chứ không rơi vào trường hợp thực hiện quyền chuyển đổi giới tính. Từ đó có thể nhận thấy việc chuyển đổi giới tính chỉ được đặt ra đối với cá nhân đã hoàn thiện về giới.

2.2. Có nên quy định điều kiện đã phẫu thuật chuyển giới hay không?

Ta phân tích về phương án chỉ cho chuyển đổi giới tính sau khi đã phẫu thuật chuyển giới. Phẫu thuật chuyển giới là cả một quá trình tiêu tốn nhiều thời gian, sức khỏe và tiền bạc của người phẫu thuật.

Tuy nhiên nếu chúng ta quy định không cần phẫu thuật chuyển giới thì sẽ mang lại những hệ quả bất lợi rất lớn như: vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một số tội hiếp dâm cũng rất khó khăn; hơn nữa nếu trên giấy tờ ghi ghi một giới nhưng vẻ bề ngoài lại khác nếu họ kết hôn với nhau về bản chất chúng ta đi ngược với chế định “Không thừa nhận kết hôn giữa những người cùng giới” mà pháp luật Hôn nhân và gia đình đã ghi nhận.

Theo ý kiến của tác giả thì pháp luật nên quy định giai đoạn đầu chúng ta nên theo hướng ghi nhận quyền chuyển đổi khi cá nhân liên quan đã tiến hành phẫu thuật cơ quan sinh dục và khi xã hội phát triển và đã quen dần với chuyển đổi giới tính cũng như pháp luật có khung pháp lý tương đối hoàn thiện về chuyển đổi giới tính thì có thể chấp nhận chuyển đổi giới tính không cần phẫu thuật.

2.2 Điều kiện về tâm lý

 Có hai căn nguyên để dẫn tới một cá nhân chuyển đổi giới tính:

  • Thứ nhất, cá nhân này có giới tính nhất định nhưng tâm lý của họ lại thuộc giới tính khác như sinh ra với cơ quan sinh dục rõ ràng là nam nhưng tâm lý (dẫn tới ứng xử) lại như là nữ.
  • Thứ hai, cá nhân có giới tính sinh học nhất định và tâm lý phù hợp với giới tính của mình nhưng do trào lưu, do nhu cầu cuộc sống đã tiến hành phẫu thuật cơ quan sinh dục.

Ta chỉ nên chấp nhận trường hợp 1 nếu chúng ta chấp nhận cả hai trường hợp nêu trên thì sẽ làm phát triển việc chuyển đổi giới tính tùy tiện khó kiểm soát.

2.3  Độ tuổi để thực hiện việc chuyển đổi giới tính.

Khi xem xét về độ tuổi chuyển giới của các nước trên thế giới đã thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính thì thấy hầu hết các nước đều quy định độ tuổi tối thiểu để thực hiện chuyển đổi giới tính là 18 tuổi.

Chuyển đổi giới tính là sự kiện pháp lý quan trọng và có ý nghĩa lớn, ảnh hưởng sâu sắc đến các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của một người. Chính vì vậy, quyết định chuyển đổi giới tính phải thực sự là yêu cầu, nguyện vọng do chính người có mong muốn được chuyển giới. Người chuyển đổi giới tính trước hết phải hiểu và chắc chắn về nhu cầu của bản thân.

3. Hệ quả của việc chuyển đổi giới tính

  • Người chuyển đổi giới tính có quyền và nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch. Ở đây việc thay đổi hộ tịch không chỉ là “quyền” của người chuyển giới hợp pháp mà là nghĩa vụ của họ. Các cá nhân có thể thay đổi giới tính trên các giấy tờ tùy thân như: Chứng minh thư nhân dân, giấy khai sinh, hay làm thủ tục đổi tên.
  • Một khi chuyển đổi giới tính hợp pháp, cá nhân liên quan hoàn toàn bình đẳng với những người có cùng giới tính. Chính vì vậy bên cạnh quy định đăng ký thay đổi hộ tịch thì pháp cho phép “cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi”.

Chúng ta cần khẳng định quyền chuyển đổi giới tính là quyền nhân thân có điều kiện. Việc đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi cho việc chuyển đổi giới tính vô cùng cần thiết để quy định mới mẻ này có thể phát triển hài hòa phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội khác. Công ty Luật Thái An sẽ có những tư vấn, giải đáp thắc mắc giúp khách hàng hiểu rõ nội dung của quyền chuyển đổi giới tính cũng như các hệ quả pháp lý của quyền này. Nếu cần tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất.

CÔNG TY LUẬT THÁI AN

Đối tác pháp lý tin cậy

TƯ VẤN

Nếu bạn cần được tư vấn hãy gọi 1900633725

Nếu bạn yêu cầu dịch vụ, hãy gọi
1900633725

Hoặc viết thư tới
contact@luatthaian.vn

Khách hàng

  Gọi 1900633725
Chat ZALO